Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Thực trạng chiếm đóng của các bên ở Trường Sa Việt Nam nhiều nhất


Một cái nhìn sâu hơn về một câu hỏi cơ bản nhưng chưa hiểu rõ.
Alexander L. Vuving (Vũ Hồng Lâm)(Diplomat 6-5-16)
Diễn ngôn về tranh chấp Biển Đông dễ hiểu có chứa đầy cảm xúc. Chính đó có thể là một lí do vì sao cuộc tranh luận về vấn đề này nên được dựa trên các điều thật. Và, như Bill Hayton đã ghi nhận, “bằng chứng không đáng tin cậy đang che phủ diễn ngôn quốc tế về tranh chấp Biển Đông.” Thật vậy, đôi khi nó giống như một bức màn dày đang che khuất sự thật về biển Đông.

Hình ảnh Trường Sa, Đá Tây, Núi Le 2017

Đá Tây âu tàu cơ bản đã hoàn thành

Hình ảnh Trường Sa Lớn 2017

Hình ảnh Trường Sa Lớn 2017

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Hải Quân Việt Nam và Philippines lần đầu giao lưu trên đảo Song Tử Tây

Lực lượng đóng quân trên đảo Song Tử Tây (Việt Nam) và Song Tử Đông (Philippines) đã giao lưu lần đầu tiên trên đảo Song Tử Tây ngày 8-6.

    Trung Quốc tiếp tục dịch chuyển Hải Dương 981

    Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam ngày 10/6 có dấu hiệu dịch chuyển không ổn định về hướng đông - đông nam, theo báo cáo của Cục Kiểm ngư.

    Các tàu kiểm ngư trong ngày vẫn kiên trì bám trụ hiện trường giàn khoan, đồng thời tổ chức hoạt động đấu tranh với cường độ cao. Tàu cá Việt Nam tiếp tục khai thác thủy sản, đấu tranh đòi ngư trường. Theo quan sát của lực lượng kiểm ngư, giàn khoan có dấu hiệu di chuyển không ổn định theo hướng đông - đông nam. Đây là lần thứ ba Trung Quốc thực hiện việc dịch chuyển giàn khoan, hai lần trước là vào ngày 27/5 và ngày 3/6.
    giankhoan5-6149-1402397251.jpg
    Giàn khoan được Trung Quốc hạ đặt trái phép trong hơn một tháng qua trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.

    Ba mũi tàu chiến quanh giàn khoan Trung Quốc

    Với 6 tàu quân sự, Trung Quốc đã chia thành ba hướng để phong tỏa giàn khoan Hải Dương 981 ở các phía nam, đông và tây.

    Ngày 11/6, Trung Quốc duy trì tại khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép 39 tàu hải cảnh, 14 tàu vận tải, 20 tàu kéo, 35 tàu cá và 6 tàu quân sự.
    Theo Cục Kiểm ngư, các tàu quân sự được Trung Quốc chia thành ba mũi để chặn tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Trong số này có hai tàu quét mìn số hiệu 839, 842 ở phía nam giàn khoan 20-22 hải lý; hai tàu hộ vệ tên lửa (một tàu số hiệu 534) ở đông - đông bắc giàn khoan 18-20 hải lý; còn hai tàu tên lửa tấn công nhanh (một tàu mang số hiệu 756) được thả trôi ở phía nam đảo Tri Tôn 10-13 hải lý.
    Tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534 của Trung Quốc ở Đông Đông bắc giàn khoan 18-20 hải lý.
    Tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534 của Trung Quốc ở đông đông bắc giàn khoan 18-20 hải lý. Ảnh: Canhsatsbien.