Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Biến cố đảo Song Tử Tây


Biến cố đảo Song Tử Tây


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia






Biến cố đảo Song Tử Tây là chuỗi sự kiện thay cờ đổi chủ trên đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hoà, Hải quân Philippines và Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.


Ngày 14 tháng 3 năm 1933, chính quyền Pháp cho đội tàu gồm Malicieuse, tàu pháo Arlete và hai tàu thuỷ văn Astrobale và de Lanessan ra quần đảo Trường Sa để tổ chức nghi lễ chiếm hữu các đảo chính. Ngày 26 tháng 7, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo về hành động trên, đồng thời công khai danh sách các đảo chính thuộc Trường Sa mà nước này chiếm hữu, trong đó có nhóm Hai Đảo (tiếng Pháp: Groupe de Deux-Îles), tức cặp đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ J. Krautheimer kí nghị định số 4702-CP sáp nhập số đảo trên vào địa phận tỉnh Bà Rịa thuộc Liên bang Đông Dương.[1] Tới năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hoà tiếp thu quyền kiểm soát cặp đảo này.


Năm 1959, chính phủ Việt Nam Cộng hoà đổi tên các đảo này thành Song Tử[cần dẫn nguồn] và sáp nhập chúng vào tỉnh Phước Tuy. Đến năm 1963, thủy thủ trên các tàu Hương Giang, Chi Lăng và Kỳ Hòa đã xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam Cộng hoà một cách có hệ thống tại một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây.[2] Tuy nhiên, Việt Nam Cộng hoà không có quân đội đồn trú trên cặp đảo này.


Năm 1968,[cần dẫn nguồn] quân lính Philippines chiếm Song Tử Đông và Song Tử Tây, hai hòn đảo mà Philippines gọi là Parola và Pugad.

Mục lục

[ẩn]
1 Sự kiện tháng 2 năm 1974
2 Sự kiện tháng 4 năm 1975
3 Xem thêm
4 Tham khảo
Sự kiện tháng 2 năm 1974[sửa]


Đầu năm 1974, sau khi Hải quân Việt Nam Cộng hoà đánh mất nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa vào tay Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hoà chỉ thị quân đội tiến hành chiến dịch Trần Hưng Đạo 48 để chiếm một số đảo ở Trường Sa. Binh sĩ Việt Nam đã bất ngờ đổ quân chiếm lại đảo Song Tử Tây từ quân Phillipines khi toán quân đồn trú tại đây sang đảo Song Tử Đông dự tiệc mừng viên chỉ huy tại đảo này.[cần dẫn nguồn]


Người ta còn cho là một cơn bão nhỏ xảy ra vào ngày hôm đó đã khiến các binh sĩ Philippines tạm thời ở lại đảo Song Tử Đông để trú bão. Khi quay trở lại đảo, lính Phillipines đã thấy binh sĩ Việt Nam có vũ trang đang hát quốc ca Việt Nam Cộng hoà trên đảo, nên họ vội quay trở lại Song Tử Đông để báo tin và đề phòng phía Việt Nam Cộng hoà đánh úp nốt đảo này. Phía Phillipines đặt binh sĩ đồn trú tại Song Tử Đông và đảo Thị Tứ trong tình trạng báo động đỏ.


Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1974, hải quân Việt Nam Cộng hoà hoàn tất việc xây dựng hệ thống phòng thủ trên đảo.[cần dẫn nguồn] Chính quyền Phillipines giữ im lặng về sự kiện này.
Sự kiện tháng 4 năm 1975[sửa]






Phần nội dung này cần thêm chú thích để kiểm tra được tính xác thực.

Hãy giúp hoàn thiện bài này bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo tin cậy. Các nội dung không rõ nguồn có thể bị nghi ngờxóa bỏ. (9 tháng 11 năm 2012)



Ngày 9 tháng 4 năm 1975, trong lúc các cánh quân lớn trên đất liền của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bắt đầu tiến công mãnh liệt vào thị xã Xuân Lộc, Tân An (tuyến phòng thủ vòng ngoài của Sài Gòn) thì Bộ Tư lệnh và Sở chỉ huy Tiền phương của Quân chủng Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhận được lệnh của Quân ủy Trung ương giao cho nhiệm vụ tiến đánh đảo Song Tử Tây để mở màn cho việc chiếm quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa.


Lúc 21 giờ ngày 10 tháng 4, các tàu 673, 674, 675 của Trung đoàn 125 được điều cấp tốc từ Hải Phòng vào cảng Đà Nẵng. Tàu vừa cập cảng đã lập tức bắt tay vào làm công tác chuẩn bị tiếp tục đi biển. Đội 1 thuộc Trung đoàn 126 Hải quân được giao nhiệm vụ mở đầu chiến dịch đánh chiếm quần đảo Trường Sa với sự phối hợp của một lực lượng đặc công Quân khu 5.


Lúc 4 giờ ngày 11 tháng 4, lực lượng chiến đấu có nhiệm vụ chiếm đảo Song Tử Tây đã rời quân cảng Đà Nẵng. Vào hồi 19 giờ ngày 13 tháng 4, ba tàu chở lực lượng chiến đấu đã đến mục tiêu đúng thời gian quy định. Lúc 19 giờ 10 phút, tàu 673 chở lực lượng chiến đấu tiếp cận đảo còn hai tàu 674, 675 vòng ra án ngữ ở phía bắc và phía nam đảo nhằm sẵn sàng chi viện khi cần thiết.


Vào hồi 2 giờ ngày 14 tháng 4, các phân đội chiến đấu bí mật đổ bộ. Sau hơn hai giờ đồng hồ gặp khó khăn với dòng nước xoáy, với những đợt sóng lớn và những mỏm san hô lởm chởm vây quanh đảo, lực lượng đổ bộ đã bám được mép đảo Song Tử Tây. Đúng 4 giờ 30 phút ngày 14 tháng 4, trận chiến bắt đầu.


Sau ba mươi phút giao tranh, lực lượng Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã làm chủ được trận địa. Đến 5 giờ 15 phút ngày 14 tháng 4 năm 1975, toàn bộ quân đồn trú còn lại của Việt Nam Cộng hoà ra đầu hàng. Phía Phillipines cho biết một số binh lính Việt Nam Cộng hoà đã bơi sang đảo Song Tử Đông do họ kiểm soát để tránh bị Hải quân Nhân dân Việt Nam bắt giữ.[3]


Mất đảo Song Tử Tây, hệ thống phòng thủ của Việt Nam Cộng hoà trên quần đảo Trường Sa bị đe dọa. Nước này vội điều tàu tuần dương HQ-16 và tàu đổ bộ cỡ lớn HQ-402 từ Vũng Tàu ra với ý định phản kích chiếm lại đảo, nhưng trước sự bố phòng chặt chẽ của Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cùng những thất bại nặng nề dồn dập trên khắp các chiến trường, đặc biệt là tin tuyến phòng thủ Phan Rang bị vỡ, đã làm cho tinh thần sĩ quan, binh sĩ đi chi viện hoang mang, dao động nên họ không tiến đánh nữa mà cho tàu quay sang tăng cường phòng thủ cho đảo Nam Yết - trung tâm chỉ huy của Việt Nam Cộng hoà ở quần đảo Trường Sa.


Kể từ ngày đó đến nay, đảo Song Tử Tây tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam, còn Song Tử Đông chỉ cách đó 1,5 hải lí (2,8 km) vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Philippines.


theo wikipedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét