Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Hải Quân Việt Nam và Philippines lần đầu giao lưu trên đảo Song Tử Tây

Lực lượng đóng quân trên đảo Song Tử Tây (Việt Nam) và Song Tử Đông (Philippines) đã giao lưu lần đầu tiên trên đảo Song Tử Tây ngày 8-6.

    Trung Quốc tiếp tục dịch chuyển Hải Dương 981

    Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam ngày 10/6 có dấu hiệu dịch chuyển không ổn định về hướng đông - đông nam, theo báo cáo của Cục Kiểm ngư.

    Các tàu kiểm ngư trong ngày vẫn kiên trì bám trụ hiện trường giàn khoan, đồng thời tổ chức hoạt động đấu tranh với cường độ cao. Tàu cá Việt Nam tiếp tục khai thác thủy sản, đấu tranh đòi ngư trường. Theo quan sát của lực lượng kiểm ngư, giàn khoan có dấu hiệu di chuyển không ổn định theo hướng đông - đông nam. Đây là lần thứ ba Trung Quốc thực hiện việc dịch chuyển giàn khoan, hai lần trước là vào ngày 27/5 và ngày 3/6.
    giankhoan5-6149-1402397251.jpg
    Giàn khoan được Trung Quốc hạ đặt trái phép trong hơn một tháng qua trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.

    Ba mũi tàu chiến quanh giàn khoan Trung Quốc

    Với 6 tàu quân sự, Trung Quốc đã chia thành ba hướng để phong tỏa giàn khoan Hải Dương 981 ở các phía nam, đông và tây.

    Ngày 11/6, Trung Quốc duy trì tại khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép 39 tàu hải cảnh, 14 tàu vận tải, 20 tàu kéo, 35 tàu cá và 6 tàu quân sự.
    Theo Cục Kiểm ngư, các tàu quân sự được Trung Quốc chia thành ba mũi để chặn tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Trong số này có hai tàu quét mìn số hiệu 839, 842 ở phía nam giàn khoan 20-22 hải lý; hai tàu hộ vệ tên lửa (một tàu số hiệu 534) ở đông - đông bắc giàn khoan 18-20 hải lý; còn hai tàu tên lửa tấn công nhanh (một tàu mang số hiệu 756) được thả trôi ở phía nam đảo Tri Tôn 10-13 hải lý.
    Tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534 của Trung Quốc ở Đông Đông bắc giàn khoan 18-20 hải lý.
    Tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534 của Trung Quốc ở đông đông bắc giàn khoan 18-20 hải lý. Ảnh: Canhsatsbien.

    Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc khai hoang trái phép trên Biển Đông

    Các thành viên thuộc đảng liên minh với Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm nay xuống đường biểu tình phản đối các động thái gây bất ổn của Trung Quốc trên Biển Đông, trong ngày kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 116.
    gac-ma-5751-1402200121-9052-14-3055-5797
    Hoạt động cải tạo đất phi pháp của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: AP

    Chuyển giao thiết bị và công nghệ cho ngư dân

    Ngày 10.6, tại xã Tam Quan Bắc, H.Hoài Nhơn, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức “Lễ giao nhận thiết bị và công nghệ câu cá ngừ đại dương của Nhật cho ngư dân Bình Định và ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển đội tàu cá vỏ thép và vật liệu mới tại Bình Định”.

    Chuyển giao thiết bị và công nghệ cho ngư dân
    Kỹ thuật đánh bắt cá ngừ đại dương lạc hậu khiến hiệu quả kinh tế của ngư dân Bình Định thấp
    Tại buổi lễ, UBND tỉnh Bình Định đã chuyển giao 5 bộ câu cá ngừ đại dương của Nhật Bản (200 triệu đồng/bộ) cho Tổ đoàn kết 5 ngư dân của xã Tam Quan Bắc. Hệ thống câu cá ngừ đại dương theo phương pháp của Nhật Bản có 2 bộ phận chính là máy thu câu (MSW-1DR 130) và máy tạo xung (xung điện – Tuna Shocker). Dây câu được đưa qua máy thu câu để câu cá. Khi cá mắc câu, hệ thống sẽ tự xả dây khi lực cá lớn và tự thu dây khi lực cá yếu. Khi thu cá về gần mạn tàu, ngư dân sẽ dùng máy tạo xung để làm cá bị tê liệt nhanh chóng trước khi đưa lên tàu và sơ chế, ướp lạnh. Sau khi bàn giao, Hội Hữu nghị Nhật – Việt tại Sakai đã cử 2 chuyên gia để hướng dẫn ngư dân sử dụng hệ thống máy câu.
    Theo các chuyên gia Nhật Bản, việc đánh bắt theo kiểu truyền thống của ngư dân Việt Nam lâu nay khiến cá bán không cao giá hoặc không xuất khẩu được qua các thị trường lớn, khó tính như Nhật Bản, châu Âu… Nguyên nhân là do quá trình đánh bắt cá theo kiểu thô sơ, cá giãy giụa nhiều làm thịt cá bị bầm, không đáp ứng yêu cầu chất lượng cao. Với bộ dụng cụ câu cá ngừ đại dương kiểu Nhật này, ngư dân có thể đánh bắt cá với năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn và giá bán cao hơn.
    Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: “Việc chuyển giao này bước đầu có tính chất thí điểm, nếu có hiệu quả tốt thì đông đảo bà con ngư dân có thể làm việc với ngân hàng để vay vốn, mua sắm thiết bị này cho tàu cá của mình. Trước mắt, Công ty CP thủy sản Bình Định cam kết sẽ mua cá câu bằng thiết bị này cao hơn 20%. Họ cũng đã làm việc với bên hàng không để vận chuyển cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định sang Nhật nhanh nhất, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của Nhật về thời gian và chất lượng”.
    Chiều cùng ngày, Công ty đóng tàu Nha Trang, thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, đã ký kết đóng mới 2 tàu vỏ thép cho hai ngư dân thôn Thiện Chánh, xã Tam Quan Bắc (H.Hoài Nhơn) là ông Lê Văn Lùng và Bùi Thanh Mến. Đây sẽ là những tàu vỏ thép đầu tiên của ngư dân tỉnh Bình Định.

    (Theo Thanh Niên)

    Thêm một tàu cá vỏ thép hùng dũng ra khơi

     Sáng 12-6, công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh (thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy VN) đã tổ chức lễ hạ thủy tàu đánh cá vỏ thép thứ hai mang tên Sang Fish 01.
    Từ 8g sáng, đông đảo công nhân công ty đã tiến hành các bước để hạ thủy tàu vỏ thép lưới vây này.

    Đúng 8g30, gia đình chủ tàu – anh Phan Bé (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) đã tiến hành nghi thức cúng nước theo phong tục truyền thống của ngư dân bám biển.
    Tới 9g, lễ hạ thủy chính thức được bắt đầu.